Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm màng

Đăng bởi LE THUY ngày 03/06/2024 13:47:20

Máy bơm màng là một trong những thiết bị công nghiệp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và ứng dụng trong hệ thống sản xuất của mình. Trong bài viết này, Vua Máy Bơm sẽ chia sẻ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm màng nhé!

Bơm màng là gì? 

Bơm màng là một thiết bị máy bơm thuộc các ngành công nghiệp, hoạt động dựa vào sự chuyển động của 2 bộ phận màng bơm được lắp đặt bên trong.

Công dụng: Vận chuyển các loại dung dịch, chất lỏng (hoặc chất bột) thuộc nhiều ngành nghề công nghiệp sản xuất và chế biến hiện nay.

Nếu xét về phương diện đảm bảo tính an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc, máy bơm màng khí nén phải đảm bảo tính an toàn cao hơn so với bơm màng chạy bằng khí nén.

Để hiểu rõ hơn về loại thiết bị đặc biệt này, trước tiên, bạn phải tìm hiểu về cấu tạo của bơm màng.

Nguyên lý hoạt động của bơm màng - Hình 1

Cấu tạo của bơm màng

Hiện nay, nếu dựa vào tính ứng dụng đa dạng của máy bơm màng thì có thể gói gọn thành 2 loại khác nhau như: Loại thứ nhất và bơm màng vận chuyển (hay còn gọi là bơm màng truyền tải), còn loại thứ 2 là máy bơm dẫn ra súng phun sơn.

Về cấu tạo thì 2 loại máy bơm này không có đặc điểm gì khác biệt, chúng chỉ được cải tiến và nâng cấp từ bộ phận thân bơm ban đầu để phục vụ nhu cầu đa dạng hơn.

Máy bơm màng hiện nay không phải là một thiết bị còn quá xa lạ trong ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Có nhiều thương hiệu đang có mặt trên thị trường Việt Nam hiện nay, từ các dòng cao cấp cho đến các dòng máy bơm bình dân, đa dạng cả về mẫu mã, chủng loại, chất liệu cũng như có nhiều sự chênh lệch về giá cả bán ra.

Tuy hiên, dù đến từ thương hiệu nào, thì cấu tạo của máy bơm màng về cơ bản là không có sự thay đổi đáng kể, chúng được lắp ghép từ rất nhiều bộ phận và chi tiết khác nhau. Trong đó, có 4 bộ phận chính quan trọng như sau:

Nguyên lý hoạt động của bơm màng - Hình 2

  • Thân bơm: Bơm màng còn được gọi với cái tên là bơm màng đôi bởi chúng là loại bơm sử dụng 2 bộ phận màng bơm song song. Cái tên này được đặt từ chính cấu tạo của nó. Bơm màng gồm có 2 phần thân buồng chứa, được đặt ở vị trí song song và tương xứng với nhau về mặt cấu tạo. Đây là nơi chứa dung dịch cần bơm, tiếp xúc trực tiếp với các loại dung dịch do vậy, nó sẽ chịu tác dụng lý - hóa trực tiếp từ những loại dung dịch này. Do đó, bộ phận buồng bơm phải được chế tạo từ những loại nguyên vật liệu tương thích với đặc tính của các dung dịch.
  • Bộ phận van bi: 4 bộ phận van bi trong một chiếc máy bơm màng đóng vai trò như những chiếc chốt đóng mở tại các “cửa” của bơm để giữ hoặc để chất lỏng chảy ra bên ngoài. Van bi cũng là một bộ phận phải chịu tác dụng lý-hóa trực tiếp từ dung dịch cần bơm. Nhưng đây không phải là lý do chính khiến các bộ phận van hay bị tắc hoặc mắc kẹt.
  • Thanh truyền: Thanh truyền hay còn được goi là bộ phận cổng kết nối, làm nhiệm vụ chính dẫn truyền dung dịch ra bên ngoài với 2 cổng, một cổng hút và một cổng xả.
  • Màng bơm sơn: Đây có lẽ được coi là bộ phận quan trọng nhất quyết định đến độ bền của máy bơm màng. Vì bơm hoạt động được là nhờ vào sự dao động qua lại của bộ phận màng bơm.

Nguyên lý hoạt động của bơm màng là gì?

Nguyên lý hoạt động của bơm màng đều tương tự nhau với 2 chu kỳ làm việc khác nhau:

Nguyên lý hoạt động của bơm màng - Hình 3

Chu kì 1:

Quá trình hoạt động của máy bơm màng khí nén khá đơn giản, chúng có thể vận hành suôn sẻ dựa theo sự chuyển động của 2 bộ phận màng bơm nằm bên trong thân bơm để tiến hành hút và đẩy chất lỏng ra bên ngoài.

Quá trình hoạt động của bơm  màng thực hiện theo 2 chu trình chính, mỗi chu trình đều được thực hiện song song 2 công việc là vừa hút chất lỏng vào và vừa đẩy chất lỏng ra bên ngoài. Chu trình một được thực hiện như sau:

Đầu tiên, khi cả 2 màng bơm cùng chuyển động hướng về phía bên trái (nhờ tác động của lực đẩy của không khí sinh ra từ máy nén khí), van số 4 sẽ được đóng lại để đảm bảo dung dịch không bị chảy ngược lại, và van 1 mở để sơn đi vào thanh truyền. Cùng lúc đó mà van số 4 đóng thì van số 2 cũng đã được đóng lại do dó chất lỏng không thể tràn vào buồng B và lượng khí ra sẽ trực tiếp đẩy chất lỏng ra bên ngoài. Tuy nhiên, song song với quá trình chất lỏng bị đẩy ra thì lại có một lượng sơn khác được hút vào bên trong buồng B và ở trong đó. Do van 3 được mở nên có thể trực tiếp hút sơn nhưng không ra ngoài được vì van 2 đã đóng.

Như vậy, bơm màng thực hiện chức nằn cả 2 công việc đó là buồng B hút chất lỏng và giữ lại bên trong, trong khi đó, chất lỏng có sẵn trong buồng A bị đẩy ra bên ngoài. Kết thúc chu trình 1.

Chu kỳ 2

Chu kỳ 2 thực hiện theo nguyên tắc tương tự nhưng ngược bên.

Hai màng bơm bị đẩy về phía bên phải bơm, làm cho van 1 và van 3 sẽ đóng cùng lúc với nhiệm vụ tương tự van 2 và van 4 ở chu trình 1 là ngăn không cho chất lỏng chảy ngược ra lại và tràn vào buồng A.

Cũng như thế, van 2 và 4 sẽ được mở ra đồng thời. Van 2 mở để đẩy chất lỏng đã chứa sẵn từ chu trình 1 trước đó đi ra khỏi thanh truyền nhưng bị van 1 chặn lại nên chảy ra ngoài. Đồng thời van 4 mở sẽ hút dung dịch từ bên ngoài vào thành truyền, tất nhiên khi này van 3 đã đóng nên dung dịch đó sẽ chảy vào buồng khí A và bị van 1 chặn trong đó. Chu trình 2 kết thúc.

2 chu trình này cứ thế lặp lại liên tục theo đúng nguyên tắc như vậy cho đến khi dừng hoạt động.

Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm màng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và mua máy bơm màng, vui lòng liên hệ Vua Máy Bơm để được tư vấn và hổ trợ thêm.

Xem thêm: Ứng dụng của bơm màng đa dạng như thế nào?


Bài viết cũ hơn Mới hơn