ỨNG DỤNG CỦA BƠM TRONG CÁC LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

Đăng bởi Vua Máy Bơm ngày 31/03/2019 14:46:11

ỨNG DỤNG CỦA BƠM TRONG CÁC LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

1.NGÀNH SƠN

Sơn chủ yếu được dung để bảo vệ, trang trí hay phục vụ một số mục đích chức năng đặc biệt
Giá trị bảo vệ của sơn thì quan trọng đối với các bề mặt nội hoặc ngoại thất nhưng môi trường ngoài thì đặc biệt thách thức đối với sơn. Chính vì vậy mà ở đây sơn phải có khả năng đặc biệt chịu được những thử nghiệm khắc khe nhất.

Sơn ngoại thất phải bảo vệ bề mặt khỏi các tác nhân độ ẩm, phóng xạ, cực tím (UV) và các chất ô nhiễm trong khí quyển và sự tăng trưởng vi nấm vốn làm thoái hóa gỗ, các công trình nề và ngay cả các bề mặt kim loại. Đây là vấn đề không nhỏ khi phải xem xét đến sự kiện rằng màng sơn thường phải không dầy hơn 50-75 micron – tức khoảng bề dầy một tờ báo.

Giá trị trang trí của sơn thì hiển nhiên; không có cách nào thông dụng hơn để trang trí nội ngoại thất bằng việc thêm vào một lớp phủ sơn mới.
Các mục đích chức năng đặc biệt của sơn là điều khó nhận ra hơn. Sơn mờ giúp che giấu các khiếm khuyết bề mặt. Sơn có độ bóng cao hơn có tác dụng hiệu chỉnh ánh sáng và bức xạ nhiệt. Một số loại sơn có tác dụng cung cấp khả năng chống bào mòn lớn hơn cho bề mặt được sơn. Một số khác cung cấp khả năng làm chậm tiến trình cháy. Có loại sơn thì chỉ nhằm mục đích bắt mắt(giúp dễ nhận ra) v.v…
Tuy nhiên, cho dù mục tiêu của sơn là gì đi nữa thì mức độ thành công chính là ở khả năng mà chất phủ bảo vệ, trang trí hay chức năng, gắn kết được với chất nền và giữ lại được những đặc tính thiết yếu của nó. Phải lựa chọn thật thận trọng để có được một hệ chất phủ thích hợp (từ sơn lót đến lớp phủ ngoài cùng). Đặc biệt lưu ý đến việc xử lý bề mặt và sự thi công lành nghề.

Các công đoạn dùng bơm trong ngành sơn:

Công đoạn bơm chất paste sơn vào máy nghiền sơn. Công đoạn này thường sử dụng bơm bánh răng hay bơm màng.
Bơm trung chuyển: Sau khi nghiền chúng ta dùng bơm để trung chuyển vào bồn to trước khi vào khâu lọc sơn
Dùng bơm để bơm từ bồn chứa vào khâu lọc sơn và chuyển vào khâu đóng gói.


2.NGÀNH MỰC IN

Mực in ngay từ ngày đầu là một thành phần không thể thiếu trong lịch sử của ngành in ấn bởi đó chính là nguyên liệu của những con chữ trên mỗi bản in nhưng ít ai có thể biết được Lịch Sử Của Ngành Mực In và những giá trị mực in mang lại cho bản in

Mực in là một nguyên liệu của ngành in ấn đã có một lịch sử phát triển lâu đời và trải qua nhiều thế kỷ nó vẫn là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong mọi kỹ thuật in ấn.

Các Công đoạn bơm sử dụng trong mực in.

Dùng bơm ở công đoạn đầu tiên để bơm Varnish vào các bồn để phối trộn cùng với các bột màu
Sau đó cũng dùng bơm để bơm chất đã phối trộn để bơm vào máy nghiền (máy nghiền bi hay nghiền 3 trục)
Sau đó lại dùng bơm để bơm từ máy nghiền để bơm vào các bồn chứa thành phẩm trước khi đóng gói và chuyển cho các công ty in ấn bao bì

3.CẤP THOÁT NƯỚC & PCCC

Nước cấp có một tầm quan trọng nhất định. Nước là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, đô thị và sự gia tăng về dân số, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày một tăng đã làm cho nguồn nước tự nhiên ngày một hao kiệt và ô nhiễm dần.

Chính vì thế con người phải biết xử lý các nguồn nước cấp để đảm bảo đạt chất lượng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Hầu hết các ngành công nghiệp đều sử dụng nước cấp như là nguồn nguyên liệu không thể thay thế, tùy thuộc vào tính chất và nhu cầu công nghiệp mà chất lượng và số lượng nước cấp cũng khác nhau cho từng đối tượng .

Một hệ thống cấp nước sạch bao gồm: Hệ thống xử lý nước thô (nước nghầm, nước mặt) và hệ thống truyền tải nước sạch (sau khi xử lý)

Công nghệ xử lý dành cho nước sạch phụ thuộc vào công suất và tính chất nước thô để chọn ra một phương pháp xử lý tối ưu nhất, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xã ra nguồn tiếp nhận theo QCVN.

Trong đó bất kỳ một công nghệ, hệ thống xử lý nào cũng đều được thực hiện qua các công đoạn xử lý. Ứng với mỗi công đoạn thì tính chất nước thô sẽ khác nhau nên mỗi công đoạn sẽ có những dòng bơm chuyên dùng được ứng dụng để đảm bảo hệ thống xử lý đạt hiệu quả tối ưu nhất để kết quả cuối cùng là nguồn nước sạch sinh hoạt

Khâu khai thác nước thô trước khi xử lý: Bơm ly tâm, bơm chìm giếng
Khâu xử lý nước : Bơm ly tâm thấp áp và bơm ly tâm tăng áp
Khâu vận chuyển, truyền tải nước sạch sau khi xử lý: Bơm ly tâm : Trục đứng, trục ngang
Hệ thống phòng cháy chữa cháy là một hệ thống quan trọng không thể thiếu với bất cứ toàn nhà nào như nhà kho đến nhà ở, nhà chung cư đến xưởng sản xuất. Đặc biệt trong các nhà chung cư điệu này càng cần phải chú trọng và siết chặt kiểm tra để bảo đảm an toàn cho con người và tài sản. Vì vậy hệ thống phòng cháy chữa cháy được các nhà đầu tư chú trọng lắp đặt và bảo trì bảo dưỡng thường xuyên luôn được đặt lên hàng đầu.

Hiện nay có rất nhiều kiểu hệ thống phòng cháy chữa cháy từ thủ công đến tự động, từ đơn giản đến phức tạp. Ba trong số 5 hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hiện nay đều phải ứng dụng thiết bị máy bơm :

i) Hệ thống chữa cháy bán tự động.

Hệ thống này thuộc dạng cổ điển, chỉ gồm có hộp chữa cháy và cuộn vòi chữa cháy được nối với hệ thống máy bơm nước chữa cháy qua các đường ống dẫn nước : Bơm ly tâm 1 tầng cánh và đa tầng cánh

ii) Hệ thống chữa cháy Sprinkler

Hệ thống này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cơ chế hoạt động của nó là phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó Sprinkler bị kích hoạt : Bơm ly tâm lưu lượng lớn + Bơm tăng áp nhiều tầng cánh

iii) Hệ thống hồng thủy

Hệ thống này được thiết kế để phun ra một lượng nước lớn , dày đặc, nó bao trùm lên 1 vùng rộng, phun nước ra cùng 1 lúc bởi nhiều vòi phun bố trí thành từng dãy theo yêu cầu của hiện trường. Vì vậy, hệ thống này cần sử dụng những loại máy bơm nước chữa cháy công suất lớn : Bơm ly tâm lưu lượng lớn + áp lực đẩy cao

4.TINH BỘT SẮN


Tinh bột là một trong những thành phần quan trọng, ứng dụng cho hầu hết các ngành công nghiệp như dược phẩm, tá dược, sản xuất thực phẩm, mạch nha, … Một trong những loại tinh bột phổ biến là tinh bột mì (tinh bột sắn), gần như chiếm phần lớn trong thị phần tinh bột ở thị trường Việt Nam.

Nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú, kéo theo các ngành công nghiệp phục vụ thay đổi, phát triển. Vì thế, nhu cầu tinh bột cho các ngành công nghiệp cũng gia tăng không ngừng.

Hiện tại, các khu vực sản xuất tinh bột sắn phổ biến, điển hình là Miền Đông (Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương), Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đăk Nông), Miền Trung (Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi), Thanh Hóa, và một số tỉnh thành phía Bắc.

Máy bơm được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn sản xuất trong nhà máy tinh bột sắn: bơm ly tâm trục ngang rời trục, bơm ly tâm thực phẩm, bơm trục vít, bơm giếng khoan cho hệ cấp nước, máy ép bã, máy tách mủ, …

Hiện tại, Các Nhà máy tập trung đầu tư công nghệ mới, các thiết bị máy bơm, máy cô quay, máy tách tinh bột, … từ những thương hiệu nổi tiếng EU/G7 nhằm sản xuất sản phẩm có độ tinh khiết cao, chất lượng cao hơn. Một số Nhà máy đầu tư thêm để sản xuất tinh bột biến tính, có giá thành cao hơn và ứng dụng rộng rãi hơn trong y tế, thực phẩm.

5.XỬ LÝ NƯỚC THẢI


Bên cạnh những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước và những đóng góp về mặt an sinh xã hội thì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng mang lại không ít những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Trong đó vấn đề đáng quan tâm nhất chính là nước thải.

Để giải quyết mối quan tâm này nhằm hướng xã hội đến một sự phát triển bền vững thì việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho các hoạt động trên là một yêu cầu bắt buộc để một doanh nghiệp đi vào hoạt động, có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn xả thải theo QCVN.

Một hệ thống xử lý nước thải bao gồm: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

Công nghệ xử lý dành cho từng loại nước thải này phụ thuộc vào công suất và tính chất nước thải để chọn ra một phương pháp xử lý tối ưu nhất, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xã ra nguồn tiếp nhận theo QCVN.

Trong đó bất kỳ một công nghệ, hệ thống xử lý nào cũng đều được thực hiện qua các công đoạn xử lý. Ứng với mỗi công đoạn thì tính chất nước thải, bùn thải, và hóa chất xử lý sẽ khác nhau nên mỗi công đoạn sẽ có những dòng bơm chuyên dùng được ứng dụng để đảm bảo hệ thống xử lý đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Khâu vận chuyển nước thải trước và sau xử lý: Bơm li tâm, bơm chìm
Vận chuyển hóa chất, châm hóa chất: Bơm li tâm, bơm định lượng
Vận chuyển bùn, và xử lý bùn: Bơm trục vít, bơm li tâm, bơm màng khí nén
Hệ thống cấp khí: Máy nén trục vít áp lực thấp
Bể khuấy trộn: Máy khuấy


6.DẦU MỎ – KHÍ ĐỐT


Dầu mỏ, khí đốt, kể từ khi mới phát hiện tới nay đã trở thành loại tài nguyên vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Dầu mỏ, khí đốt càng được hiểu biết bao nhiêu thì nhu cầu dầu, khí đối với mọi hoạt động kinh tế, kỹ thuật, đời sống dân sinh càng lớn bấy nhiêu.

Vì thế, các hoạt động dầu, khí càng được đẩy mạnh, nhanh chóng phát triển và những hoạt động này đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển hiện đại và quan trọng bậc nhất trong toàn bộ các ngành kinh tế kỹ thuật ngày nay của thế giới.

Vậy công nghiệp dầu mỏ, khi đốt ( Công nghiệp dầu, khí ) là gì? “ Đó là một tổ hợp các cơ cấu, tổ chức nhân lực, máy móc, trang thiết bị nhằm triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển tàng trữ và chế biến dầu, khí phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh” .

Với vai trò nhiệm vụ và mục đích của mình, ngành công nghiệp dầu mỏ, khí đốt có những đặc điểm sau: Rủi ro cao, nhưng hiệu quả kinh tế thì rất lớn (khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác).Mang tính quốc tế hóa cao độ. Thu hút và sử dụng mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật vào mục tiêu hoạt động của mình. Đầu tư lớn, bằng ngoại tệ mạnh.

Các Công đoạn dùng bơm trong dầu khí.
Vì ngành dầu khí sử dụng rất nhiều bơm trong rất nhiều công đoạn.

Dùng bơm trong công đoạn bơm dầu thô từ tàu chứa dầu vào khu trử trong nhà máy lọc hóa dầu (bơm này thường công suất rất to, thường dùng bơm trục vít 3 trục, 4 trục, bơm ly tâm công suất cao..)
Sau đó cùng bơm từ các bồn chứa đưa vào các khu sản xuất, khu lọc dầu, hóa dầu và từ đây sẽ tạo ra các loại sản phẩm như xăng, đâu diesel và các chế phẩm khác.
Bơm còn được dùng để trung chuyển dầu từ công đoạn này qua công đoạn khác. (Bơm trung chuyển trong nhà máy lọc hóa dầu nhiều chủng loại và đa dạng từ vạt liệu bằng gang, thép, Inox , nhựa đến các vật liệu cao hơn như Duplex, super duplex.

7.CÔNG NGHIỆP CAO SU


Trong cuộc sống hiện tại, các sản phẩm được làm từ cao su có một vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp. Hầu như, các sản phẩm từ cao su có mặt ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Có thể kể đến như ngành chế tạo lốp xe, joint làm kín, găng tay cao su, nệm, ống nhựa trong ngành y tế, giày dép, sản xuất đồ chơi trẻ em…

Để có được các sản phẩm từ cao su (ở đây chủ yếu đề cập đến là cao su thiên nhiên- mủ latex) thì trong các công đoạn sản xuất không thể thiếu các chủng loại bơm đặc thù.

Trong lĩnh vực sản xuất găng tay cao su: các bơm màng khí nén hoặc bơm trục vít thường hay được sử dụng để trung chuyển latex từ các xe bồn vào bể chứa. Rồi từ đó, bơm từ bể chứa vào các khâu trong sản xuất để tạo thành các sản phẩm.

Trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm thì nhà máy cũng thải ra một lượng nước thải cần phải xử lí trước khi thải ra môi trường. Vì thế, các loại bơm dung cho việc xử lí nước thải như bơm màng, li tâm, bơm chìm và định lượng được sử dụng trong công đoạn này. Vì vậy, nắm bắt được các quá trình sản xuất sẽ là yếu tố quan trọng để chọn ra những giải pháp bơm phù hợp với từng công đoạn khác nhau.

8.SẢN XUẤT GỐM – SỨ


Hiện nay, hầu hết các sản phẩm nội thất xây dựng hay trang trí, thực phẩm… đều không thể thiếu mặt các sản phẩm gốm – sứ. Đó là các sản phẩm góp phần tạo nên tính thẩm mỹ và đẳng cấp của một ngôi nhà (gạch men lát nền, ốp tường…) đến các cao ốc và các công trình xây dựng (bình hoa, chậu kiểng). Đến cả ẩm thực cũng được tạo ra sư đẳng cấp nhờ có các ấm chén, li tách bằng sứ gốm- sứ cao cấp. Nhưng để tạo ra một sản phẩm gốm sứ với chất lượng men tốt nhất thì đó là cả một qui trình mà không phải ai cũng biết. Đồng thời, bơm màng khí nén và bơm li tâm là một thiết bị không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất gốm- sứ.

Dường như tất cả các khâu trong nhà máy gốm- sứ đều phải sử dụng các loại bơm nói trên. Chúng ta có thể giới thiệu sơ bô các khâu chính có sử dụng các loại bơm như:

Khâu bơm nước vào bồn trộn với đất sét và tràng thạch: công đoạn này tạo ra hỗn hợp hồ rồi sau đó được chứa trong các hố chứa. Đây là công đoạn tạo ra hỗn hợp hồ để phục vụ cho các khâu kế tiếp. Bơm li tâm được dung nhiều cho quá trình này để bơm nước sạch là chủ yếu.

Khâu bơm dung dịch hồ vào lò sấy phun: Trong công đoạn này, bơm màng được sử dụng để bơm hỗn hợp hồ từ bồn chứa đưa qua các sàng lọc. Sau đó, bơm sẽ bơm dung dịch đã lọc cấp vào lò sấy. Bơm màng là giải pháp tối ưu nhất để sử dụng cho công đoạn này và trong nhiều công đoạn khác, vì đặc tính có thể chạy khô, có thể bơm được lưu chất đặc sệt và có hạt rắn.

Khâu tràng men và pha màu: trong công đoạn này, bơm màng được dùng để bơm men lên các phễu và cũng dùng các bơm màng để bơm màu để tạo ra sản phẩm với nhiều màu sắc khác nhau.

Biết được quá trình trên cũng làm cho chúng ta biết thêm các loại bơm được dung trong nhà máy sản xuất gốm sứ. Đồng thời, cũng làm cho chúng ta hiểu hơn về công dụng của từng loại bơm khác nhau.

9.HÓA CHẤT, HÓA MỸ PHẨM


Đặc điểm của ngành hóa chất công nghiệp là đa đạng về sản phẩm phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật. Từ đó ngành hóa chất công nghiệp này có thể khai thác mọi thế mạnh tài nguyên của đất nước từ khoáng sản, dầu khí tới sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp… Công nghiệp hoá chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một nước. Đó là một ngành kinh tế – kỹ thuật chủ lực của đất nước.

Sản phẩm hóa chất có hiệu suất ít cạnh tranh hơn với các nước trong cùng khu vực và Việt Nam ít có nhận thức cao về rủi ro hóa học. Điều đó dẫn đến việc mất mát các tài nguyên thiên nhiên và cả nước cũng đối mặt với vấn đề 6 nhiễm môi trường nghiêm trọng

Máy bơm hóa chất được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp hóa chất, hóa mỹ phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác có nhu cầu sử dụng hóa chất như ngành công nghiệp thực phẩm, ngành công nghiệp dược phẩm.

Máy bơm hóa chất không có vật liệu đa dạng như các loại máy bơm khác mà thường vật liệu bơm bằng nhựa. Một số trường hợp bơm hóa chất sử dụng chất liệu inox nhưng với yêu cầu inox từ 316 trở lên và tuyệt đối tránh bơ axit đặc nóng và axit HCL.

Đặc biệt với vật liệu này, máy bơm hóa chất không chịu được nhiệt độ bơm cao và không thể chạy khô. Thường khoảng dưới 40 độ C máy bơm hóa chất có thể hoạt động bình thường, chỉ một số trường hợp máy bơm chịu được nhiệt độ <40 độ C.

Máy bơm hóa chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và các ngành công nghiệp hiện đại

– Ứng dụng trong ngành công nghiệp in ấn

– Ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất sơn

– Ứng dụng trong ngành thí nghiệm hóa chất, các ngành nghiên cứu khoa học

– Ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất cao su, nhựa đường, thủy tinh lỏng,…

Ngoài ra, máy bơm hóa chất còn nhiều ứng dụng khác ngoài ứng dụng bơm các loại hóa chất tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng.

Có nhiều cách phân loại máy bơm hóa chất trong đó điển hình nhất là phân loại bơm hóa chất theo cách thức hoạt động. Gồm hai loại:

– Máy bơm hóa chất dẫn động từ

– Máy bơm hóa chất dẫn động trực tiếp

10.DƯỢC PHẨM, THỰC PHẨM


Máy bơm dùng cho công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm và hóa mỹ phẩm có một số loại có các tính chất khá đặc biệt. Một yêu cầu khá riêng biệt của các loại máy bơm dùng cho ngành này đó là các vật liệu dùng để chế tạo chúng phải có yêu cầu sạch để đảm bảo chúng không tạo ra bất kỳ một hỗn hợp nào có thể gây độc. Vật liệu của máy bơm không làm thay đổi tính chất của lưu chất. Do vậy yêu cầu về vật liệu chế tạo các loại máy bơm dùng trong các ngành nghề này phải là các loại vật liệu trơ, không xảy ra các phản ứng hóa học hay bị ô xy hóa khi tiếp xúc với một số chất có tính oxy hóa cao, máy bơm có thể chịu được tác dộng hỗn hợp của chất oxy hóa cao và nhiệt độ thay đổi nóng lạnh.

Ngoài ra việc chọn bơm không chỉ đạt về tiêu chí lưu lượng, cột áp, một tiêu chí tối quan trọng đưa ra là chất lỏng cần bơm phải được xử lý một cách cẩn trọng và sau khi bơm phải được làm sạch bơm một cách dễ dàng.

Yêu cầu về kỹ thuật của máy bơm thực phẩm, dược phẩm

Những vật liệu chế tạo được gia công bề mặt hoàn toàn trơn láng để và không có lỗ cho các thực phẩm bám vào làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Yêu cầu bắt buộc làm các máy bơm thực phẩm phải có độ nhám bề mặt nằm trong khoảng 3.2 và 0.4 µm Ra.

Các vật liệu dùng trong máy bơm phải là thép không gỉ (inox 316L) được chế tạo bằng công nghệ đúc nguyên khối.

Tiêu chuẩn của máy bơm thực phẩm, dược phẩm

FDA: Thực phẩm và dược phẩm theo tiêu chuẩn hoa Kỳ

EHEDG – Nhóm thiết kế thiết bị sạch của Châu Âu

QHD – Thiết kế sạch đạt chất lượng

3-A – Tiêu chuẩn vệ sinh

3A0/3A1: Tiêu chuẩn vệ sinh / công nghiệp (Ra ≤ 3.2 µm)
3A2: Tiêu chuẩn vô trùng (Ra ≤ 0.8 µm)
3A3: Tiêu chuẩn vô trùng (Ra ≤ 0.4 µm)
Sản phẩm máy bơm thực phẩm được thiết kế một cách tối ưu hóa dễ dàng sử dụng trong nhiều lĩnh vực như:

Công nghiệp nước: rượu vang, nước trái cây, bia, nước giải khát

Công nghiệp thực phẩm: sữa, dầu, dầu thực vật, dầu olive, nước tương, nước mắm, giấm, tương ớt

Công nghiệp hóa chất: Axit, chất tẩy rửa

Công nghiệp dược phẩm: nhũ tương, xà phòng nước

Công nghiệp hóa mỹ phẩm: kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm,v.v

Các dòng bơm tiêu biểu sử dụng cho ngành thực phẩm – dược phẩm – hóa mỹ phẩm:

Bơm ly tâm trục ngang liền trục một tầng cánh hiệu KPA: Model KN – Series

Bơm ly tâm trục ngang liền trục đa tầng cánh hiệu KPA: Model KM – Series

Bơm ly tâm trục ngang liền trục tự mồi hiệu KPA: Model: S – Series

Bơm lobe Wright Flow – UK

Bơm màng khí nén đạt tiêu chuẩn FDA – Sanitary – Versa Matic – USA


Bài viết cũ hơn Mới hơn